Đinh Thị Minh Xuân

  


 

Netherlands to return nearly 500 looted objects to Indonesia and Sri Lanka

By Senay Boztas 

CNN — 

The Dutch government is returning 478 objects looted during colonial times to Indonesia and Sri Lanka.

Following multiple claims from Indonesia, Sri Lanka and Nigeria, the Dutch Secretary of State for Culture and Media Gunay Uslu announced the decision Thursday to repatriate objects including the “Lombok treasure,” consisting of 335 objects from Lombok, Indonesia, the Pita Maha collection, a key collection of modern art from Bali and the 18th-century Cannon of Kandy, a ceremonial weapon from Sri Lanka made of bronze, silver and gold and inlaid with rubies.

“This is a historic moment,” Uslu said in a press statement. “It’s the first time we’re following recommendations… to give back objects that should never have been brought to the Netherlands. But more than anything, it’s a moment to look to the future. We’re not only returning objects; we’re also embarking on a period of closer cooperation with Indonesia and Sri Lanka in areas like collection research, presentation and exchanges between museums.”

In 2020, a Dutch Council for Culture report produced by a committee chaired by human rights lawyer Lilian Gonçalves-Ho Kang You recommended that the country should “unconditionally” return objects it was reasonably sure were lost involuntarily by countries under its colonial authority.

Many of the objects to be returned are in the National Museum of World Cultures. Six other colonial artifacts claimed by Sri Lanka are currently in the collection of the Rijksmuseum, the Netherlands’ national museum of arts and history; this is the first repatriation of such artifacts from the museum following provenance research that began in 2017. The Cannon of Kandy, for instance, was looted by troops from the Dutch East India Company during the 1765 siege and plunder of Kandy, and it was later gifted to William V, Prince of Orange. 

Valika Smeulders, head of the Rijksmuseum’s department of history, told The Art Newspaper there has been a clear shift in perspective.

“I think the way that the museum world used to look at this debate in the 20th century was very much about the concern to preserve objects for generations to come, and obviously museums in Europe have the facilities to do that,” she said. “But what changed is our viewpoint: these objects are to tell the stories of our countries, of our shared history of peoples. So what we see now as our mission is to have the objects in the places where they are best able to tell the stories that are important.”

She dismissed concerns that the new policy would mean European museums losing collection highlights — which until recently played a role in considering restitution claims on Nazi-looted art in the Netherlands.

“I don’t really think that is going to happen, because I expect countries of provenance and museums here in Europe will have a discussion about which objects will go back, and not all of them will be,” Smeulders said. “But what we will gain, all of us, is more knowledge about these objects, how they came into our possession, their background, what stories are we able to tell. So in the end we’ll have an enrichment of what we do instead of empty galleries.”

The collection of objects repatriated to Indonesia will not include human remains of the “Java man,” which are displayed at the Naturalis Biodiversity Center in Leiden as some of the earliest specimens of the extinct early human, Homo erectus.

 

A spokesperson for the Dutch government told The Guardian Thursday that no decision regarding the “Java man” remains had been reached.

“Nothing has been declined, but some things take longer than others,” the spokesperson said.

Gert-Jan van den Bergh, a specialist in art law at the law firm Bergh Stoop & Sanders, told The Art Newspaper that the repatriation effort was “an important first step, but just a first step.”

“Don’t forget, we have 300,000 colonial objects that are the property of the central state in the Netherlands alone,” Van den Bergh said, adding that there should be more scrutiny of privately-owned colonial objects as well, including at major auction houses.

A ceremonial handover of objects to the National Museum of Indonesia in Jakarta will take place at the Museum Volkenkunde Leiden on July 10.

 

Hà Lan hoàn trả gần 500 hiện vật bị mang đi cho Indonesia và Sri Lanka

 Viết bởi Senay Boztas

 Tho CNN —

Chính phủ Hà Lan sẽ hoàn trả cho Indonesia và Sri Lanka 478 hiện vật bị mang đi trong thời kỳ thuộc địa 

Sau nhiều kiến nghị từ Indonesia, Sri Lanka và Nigeria, Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Truyền thông Hà Lan - Gunay Uslu đã công bố quyết định hôm thứ Năm về việc trao trả 335 hiện vật trong bộ sưu tập “kho báu Lombok”, có nguồn gốc từ vùng Lombok ở Indonesia; bộ sưu tập Pita Maha về nghệ thuật hiện đại của Bali và khẩu Cannon of Kandy thế kỷ 18, một vũ khí biểu trung cho nghi lễ từ Sri Lanka được làm bằng đồng, bạc và vàng và khảm hồng ngọc.

  

Uslu nói trong một thông cáo báo chí: “Đây là một thời khắc lịch sử,” “Lần đầu tiên chúng tôi chấp thuận các khuyến nghị… để hoàn trả những đồ vật lẽ ra không bao giờ được mang đến Hà Lan. Nhưng hơn hết, đây là thời điểm để nhìn về tương lai. Chúng tôi không chỉ trao trả lại các vật phẩm mà còn bắt đầu hợp tác chặt chẽ hơn với Indonesia và Sri Lanka trong các lĩnh vực như nghiên cứu sưu tập, trưng bày và trao đổi giữa các bảo tàng.” 

 

Năm 2020, một báo cáo của Hội đồng Văn hóa Hà Lan do một ủy ban được chủ trì bởi luật sư nhân quyền Lilian Gonçalves-Ho Kang You đã khuyến nghị Hà Lan nên trao trả lại “vô điều kiện” những vật phẩm bị mang đi khỏi các quốc gia bị đô hộ. 

 

Nhiều hiện vật được trả lại hiện đang ở trong Bảo tàng Văn hóa Thế giới Quốc gia. Sáu hiện vật thuộc địa khác mà Sri Lanka kiến nghị hiện nằm trong bộ sưu tập của Rijksmuseum, bảo tàng nghệ thuật và lịch sử quốc gia Hà Lan. Đây là lần trao trả đầu tiên những hiện vật này từ bảo tàng sau quá trình nghiên cứu xuất xứ bắt đầu vào năm 2017. Chẳng hạn, khẩu Cannon of Kandy đã bị quân đội của Công ty Đông Ấn Hà Lan chiếm đoạt trong cuộc vây hãm và cướp bóc Kandy năm 1765, và sau đó nó đã được đưa về Hà Lan để tặng cho William V, Hoàng tử xứ Orange.  

Valika Smeulders, người đứng đầu bộ phận lịch sử của Rijksmuseum, nói với  Tờ báo The Art rằng đã có sự thay đổi rõ ràng về quan điểm. 

Bà nói: “Tôi nghĩ cách mà thế giới bảo tàng thường nhìn nhận cuộc tranh luận này trong thế kỷ 20 chủ yếu là về mối quan tâm bảo tồn các hiện vật cho các thế hệ mai sau, và rõ ràng các bảo tàng ở Châu Âu có đủ cơ sở vật chất để làm điều đó”. “Nhưng điều đã thay đổi là quan điểm của chúng tôi: những đồ vật này kể những câu chuyện về đất nước chúng ta, về lịch sử chung của các dân tộc chúng ta. Vì vậy, những gì chúng tôi thấy bây giờ là sứ mệnh của chúng tôi là đặt các đồ vật ở những nơi mà chúng có thể kể những câu chuyện hay nhất.” 

Cô bác bỏ những lo ngại rằng chính sách mới sẽ có nghĩa là các bảo tàng châu Âu sẽ mất đi những điểm nổi bật trong bộ sưu tập - điều mà cho đến gần đây vẫn đóng vai trò trong việc xem xét các yêu cầu bồi thường đối với các tác phẩm nghệ thuật bị Đức Quốc xã cướp phá ở Hà Lan. 

Smeulders nói: “Tôi thực sự không nghĩ điều đó sẽ xảy ra, bởi vì tôi hy vọng các quốc gia có các hiện vật bị mất và các bảo tàng ở Châu Âu sẽ thảo luận về những đồ vật nào sẽ được hoàn chứ không phải là tất cả”. “Điều mà tất cả chúng ta sẽ nhận được là hiểu biết nhiều hơn về những đồ vật này, làm thế nào mà chúng thuộc quyền sở hữu của chúng, lý lịch của chúng, những câu chuyện mà chúng ta có thể kể. Vì vậy, cuối cùng, chúng ta sẽ làm phong phú thêm kiến thức thay vì những phòng trưng bày trống rỗng.” 

Bộ sưu tập các đồ vật được hồi hương về Indonesia sẽ không bao gồm hài cốt của con người của “người đàn ông Java”, được trưng bày tại Trung tâm Đa dạng sinh học Naturalis ở Leiden như một số mẫu vật sớm nhất của loài người sơ khai đã tuyệt chủng, Homo erectus. 

Hôm thứ năm, người phát ngôn của chính phủ Hà Lan nói với The Guardian rằng chưa có quyết định nào liên quan đến hài cốt của “người đàn ông Java”. 

Người phát ngôn cho biết: “Không có gì bị bác bỏ, nhưng một số hiện vật mất nhiều thời gian hơn những cái khác”. 

Gert-Jan van den Bergh, chuyên gia về luật nghệ thuật tại công ty luật Bergh Stoop & Sanders, nói với Tờ The Art rằng nỗ lực trao trả hiện vật “bước đầu tiên quan trọng, nhưng chỉ là bước đầu tiên”. 

“Đừng quên, chúng tôi có 300.000 đồ vật thuộc địa là tài sản của chính quyền trung ương ở Hà Lan,” Van den Bergh phát biểu và bổ sung them rằng cũng cần có sự giám sát kỹ lưỡng hơn đối với những đồ vật thuộc sở hữu tư nhân, kể cả của các nhà đấu giá lớn. 

 

Nghi thức bàn giao hiện vật cho Bảo tàng Quốc gia Indonesia ở Jakarta sẽ diễn ra tại Bảo tàng Volkenkunde Leiden vào ngày 10 tháng 7.

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phạm Thị Ngọc Ánh

Nguyễn Bảo Anh Thư