Nguyễn Bảo Anh Thư
Title: How is heart disease different for women and men? Abstract Did you know that your sex can change the way your body responds to disease? We wanted to know how the female body responds to serious heart problems. To do this, we looked through previous studies on heart disease. We tracked how many people died in the 30 days after we knew their heart wasn’t working well. Did female patients die more than male patients? Unfortunately, we found that they did. We think this could be because a higher percentage of female patients had the most serious condition, heart failure, after a heart attack. Heart failure means your heart isn’t pumping enough blood. However, we don’t understand exactly why there’s a difference between the sexes. If we can work this out, then doctors may be able to provide better treatment for their patients. Introduction Do you have family members with heart
problems? Are they men or women? We know that heart problems can be different
for men and women, but we don’t know why exactly. One possibility is that it is due to other hidden reasons. For example, older people have more heart problems. Women live longer than men. So a key difference could be age, not sex! In our study, we used statistics to make sure the only thing that was different between our groups was their sex. This prevented any of the other possible reasons getting in the way of our research. We also wanted to learn more about how
heart disease works in female bodies. For example: 1. Some patients come to the hospital
with a heart attack. But others come with different types of heart problems.
Do women and men always respond differently to heart problems, or only when
they’ve had a heart attack? 2. Do more women than men get heart
failure after a heart attack? 3. Do patients who have heart failure die
in the hospital more often than patients who don’t? Methods To answer our questions, we looked at
previous studies on heart disease. We collected data from over 87,000
patients! Each of the patients in the studies came to the hospital with some
blockage in their heart arteries. We divided the patients into two groups: A. Patients with completely blocked heart
arteries. They were having a more severe heart attack, leading to serious heart
damage. B. Patients with partially blocked heart arteries. Some were having a smaller, but still serious, heart attack. Others were not currently having a heart attack, but were at risk. In both groups, the patients’ heart
muscles were suffering from insufficient oxygen. We measured two things: 1. To learn more about differences
between the sexes: how many of the patients – male and female – died in the
30 days after checking in? 2. To learn more about heart failure: who
had heart failure when they checked in? We also used our statistics to rule
out reasons that aren’t related to sex, like age, other health conditions,
and family history. Results More women than men died in the 30 days
after they checked into the hospital (Fig.1). We saw a big difference in people with completely blocked arteries. Of these patients, 5.4% more women died than men. We also saw a difference in people with partially blocked arteries, but it was smaller. Only 0.5% more women died than men. We learned two things about heart failure: 1. People with heart failure were more
likely to die, whether they were men or women. 2. Just under 3% more women than men had
heart failure when they checked in (Fig.2). We also noticed two other curious trends.
Women went to hospital later than men after they started having heart
problems. Also, they did not receive the same levels of a heart attack
treatment called reperfusion therapy.
Discussion Our study is important because it was the first to look only at sex differences and rule out other hidden reasons. We can now be more certain that men and women’s bodies respond differently to heart disease. But we don’t know exactly how it works yet. We saw a much bigger difference in deaths
for women with fully blocked heart arteries compared to partially blocked.
Because of this, we think the amount of blockage – and whether or not the
patient had a heart attack – might have something to do with heart problems
in women. Heart failure could also be an important
factor. Patients with heart failure – men or women – were more likely to die.
But women were more likely to have heart failure. We think heart failure
could be one of the reasons we see more deaths in women. We’re not sure why women waited longer to seek treatment at hospital, or why they were less likely to receive the very helpful reperfusion therapy. This could have more to do with gender, or our ways of moving through society based on our sex. However, according to our statistics, these reasons did not cause the different death rates. Conclusion Until recently, we didn’t know much about
the health differences between men and women. But we do know that our sex
affects the way our bodies develop. Think about your own health and
development. Can you list the ways your body changes as you go through your
teenage years? As more women become scientists, we can
expect more research on women’s health! Look into different types of science
research areas that interest you. Why not look up important female
researchers in those areas and learn more about their work? |
Tiêu đề: Bệnh tim mạch ở phụ nữ và nam giới khác nhau như thế nào? Tóm tắt Liệu rằng giới tính có thể thay đổi cách cơ thể phản ứng với bệnh tật? Để tìm hiểu cơ thể phụ nữ phản ứng như thế nào với các vấn đề nghiêm trọng về tim mạch, chúng tôi đã xem xét các nghiên cứu trước đây về bệnh lý này. Chúng tôi đã thống kê số người tử vong trong vòng 30 ngày tính từ sau ngày biết tim của họ hoạt động không tốt. Liệu rằng số bệnh nhân nữ tử vong có nhiều hơn số bệnh nhân nam không? Không may, kết quả đúng là như vậy. Chúng tôi nghĩ điều này có thể là do, sau khi bị nhồi máu cơ tim, tỷ lệ bệnh nhân nữ mắc phải căn bệnh nghiêm trọng nhất - bệnh suy tim, cao hơn tỷ lệ bệnh nhân nam. Suy tim nghĩa là tim không bơm đủ máu. Tuy nhiên, chúng tôi không hiểu chính xác tại sao lại có sự khác biệt giữa hai giới tính này. Nếu chúng tôi có thể tìm ra câu trả lời cho vấn đề này thì các bác sĩ có thể đưa ra phương pháp điều trị tốt hơn cho bệnh nhân của họ. Giới thiệu Gia đình bạn có thành viên nào bị mắc bệnh tim mạch không? Thành viên đó
là nam hay nữ? Chúng tôi biết rằng các vấn đề về tim mạch có thể khác nhau ở
nam và nữ, nhưng chúng tôi không biết chính xác tại sao. Khả năng là do những lý do tiềm ẩn khác. Ví dụ, người lớn tuổi sẽ có nhiều
vấn đề về tim mạch hơn người trẻ tuổi. Phụ nữ sẽ sống lâu hơn đàn ông. Vì vậy,
sự khác biệt chính có thể là do tuổi tác chứ không phải là do giới tính!
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng số liệu thống kê để chắc chắn rằng sự
khác biệt duy nhất giữa các nhóm là giới tính. Do đó, các nguyên nhân khác sẽ
không làm cản trở đến nghiên cứu này. Chúng tôi cũng muốn tìm hiểu thêm về cách thức hoạt động của bệnh tim mạch
ở cơ thể nữ giới. Ví dụ: 1. Một số bệnh nhân đến bệnh viện vì bị nhồi máu cơ tim. Trong khi, một số
khác lại đến bệnh viện vì gặp phải các vấn đề khác về tim mạch. Có phải nữ giới
và nam giới luôn có những phản ứng khác nhau đối với các vấn đề về tim mạch
không? hay sự khác biệt này chỉ xảy ra khi họ bị nhồi máu cơ tim? 2. Liệu sau khi bị nhồi máu cơ tim, số nữ giới bị suy tim có nhiều hơn
nam giới hay không? 3. Liệu số bệnh nhân bị suy tim tử vong trong bệnh viện có nhiều hơn số bệnh nhân không mắc phải căn bệnh này không? Phương pháp Để trả lời được các câu hỏi này, chúng tôi đã xem xét các nghiên cứu trước
đây về bệnh tim mạch. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã thu thập dữ liệu của hơn
87.000 bệnh nhân! Các bệnh nhân trong nghiên cứu này đều đến bệnh viện trong
tình trạng tắc nghẽn động mạch tim. Chúng tôi đã phân chia các bệnh nhân này thành
hai nhóm: A. Các bệnh nhân bị tắc nghẽn động mạch hoàn toàn. Họ bị nhồi máu cơ tim
nặng, dẫn đến tổn thương tim nghiêm trọng. B. Các bệnh nhân bị tắc nghẽn động mạch một phần. Một số bị nhồi máu cơ
tim nhẹ hơn nhưng vẫn trong tình trạng nghiêm trọng. Một số khác hiện chưa bị
nhồi máu cơ tim nhưng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Ở cả hai nhóm, cơ tim của bệnh nhân đều bị thiếu oxy. Chúng tôi đã đo lường hai tiêu chí sau: 1. Để tìm hiểu thêm về sự khác biệt giữa hai giới tính: có bao nhiêu bệnh
nhân - nam và nữ - tử vong trong vòng 30 ngày kể từ sau ngày đến bệnh viện? 2. Để tìm hiểu thêm về bệnh nhồi máu cơ tim: những bệnh nhân nào đã bị suy
tim khi đến bệnh viện? Chúng tôi cũng đã sử dụng những số liệu thống kê của
mình để loại trừ những nguyên nhân không liên quan đến giới tính, như tuổi
tác, tình trạng sức khỏe khác và tiền sử gia đình.
Kết quả Trong vòng 30 ngày kể từ sau ngày đến bệnh viện, số lượng nữ giới tử vong
nhiều hơn nam giới (Hình 1). Chúng tôi nhận thấy có một sự khác biệt rõ rệt ở nhóm bệnh nhân bị tắc
nghẽn động mạch hoàn toàn. Trong số những bệnh nhân này, nữ giới tử vong nhiều
hơn nam giới 5,4%. Chúng tôi cũng nhận thấy một ít sự khác biệt ở nhóm bệnh
nhân bị tắc nghẽn động mạch một phần. Số nữ giới tử vong nhiều hơn nam giới chỉ
có 0,5%. Chúng tôi đã rút ra được hai kết quả về bệnh suy tim: 1. Người bị suy tim có khả năng tử vong cao hơn, dù là nam hay nữ. 2. Khi đến bệnh viện, tỷ lệ nữ giới đã bị suy tim nhiều hơn nam giới là
dưới 3% (Hình 2). Chúng tôi cũng nhận thấy hai xu khác thường khác. Sau khi bắt đầu gặp vấn đề về tim mạch, nữ giới có xu hướng đến bệnh viện muộn hơn nam giới. Ngoài ra, nữ giới cũng không nhận được liệu pháp điều trị tái tưới máu giống như nam giới. Thảo luận Nghiên cứu này rất quan trọng vì đây là nghiên cứu đầu tiên chỉ xem xét đến
sự khác biệt giới tính và loại trừ những nguyên nhân tiềm ẩn khác. Bây giờ
chúng tôi có thể chắc chắn hơn rằng cơ thể nam giới và nữ giới phản ứng khác
nhau với bệnh tim mạch. Nhưng chúng tôi chưa biết chính xác cách cơ thể hoạt
động như thế nào. Chúng tôi nhận thấy sự khác biệt rõ rệt về tỷ lệ tử vong ở nữ giới bị tắc
nghẽn động mạch tim toàn phần so với bị tắc nghẽn một phần. Vì lý do này,
chúng tôi cho rằng mức độ tắc nghẽn – và việc bệnh nhân có bị đau tim hay
không – có thể liên quan đến các vấn đề về tim mạch ở phụ nữ. Suy tim cũng có thể là một yếu tố quan trọng. Bệnh nhân bị suy tim – nam
hay nữ – có nhiều khả năng tử vong hơn. Nhưng phụ nữ có nhiều khả năng bị suy
tim hơn. Chúng tôi cho rằng suy tim có thể là một trong những lý do gây ra
nhiều ca tử vong ở nữ giới hơn. Chúng tôi không chắc tại sao, tại bệnh viện, lại mất nhiều thời gian để tìm ra phương pháp điều trị cho nữ giới hơn nam giới hoặc tại sao nữ giới lại ít nhận được liệu pháp tái tưới máu hơn nam giới. Điều này có thể liên quan sâu xa hơn về vấn đề giới tính hoặc cách vận hành của xã hội dựa trên vấn đề giới tính. Tuy nhiên, theo thống kê của chúng tôi, những nguyên nhân này không gây ra sự chênh lệch về tỷ lệ tử vong. Kết luận Cho đến gần đây, chúng tôi vẫn chưa biết nhiều về sự khác biệt về sức khỏe
giữa nam giới và nữ giới. Tuy nhiên chúng tôi biết rằng giới tính có ảnh hưởng
đến cách cơ thể phát triển. Hãy cân nhắc đến sức khỏe và sự phát triển của
chính bạn. Liệu bạn có thể liệt kê những thay đổi của cơ thể khi bước qua tuổi
thiếu niên không? Ngày càng có nhiều phụ nữ trở thành nhà khoa học, chúng tôi có thể mong đợi
nhiều nghiên cứu hơn về sức khỏe nữ giới! Thay vì xem nhiều lĩnh vực nghiên cứu
khoa học khác nhau mà bạn quan tâm. Tại sao không tìm kiếm những nhà nghiên cứu
nữ giới lớn trong những lĩnh vực đó và
tìm hiểu thêm về công việc của họ? |
Nhận xét
Đăng nhận xét